Top 12 loại vải in chuyển nhiệt phổ biến

In chuyển nhiệt là một trong những phương pháp in hình ảnh và họa tiết lên vải được nhiều doanh nghiệp dệt may lựa chọn nhờ vào chất lượng in ấn vượt trội. Tuy nhiên, không phải chất liệu vải nào cũng tương thích với công nghệ này. Hãy cùng In Vải Đăng Quang khám phá chi tiết về các loại vải in chuyển nhiệt phù hợp nhất để áp dụng phương pháp in chuyển nhiệt.

Nội dung chính

 

In chuyển nhiệt?

In chuyển nhiệt là một phương pháp in vải phổ biến trong ngành công nghiệp dệt may, phương pháp in này còn được gọi với một tên gọi khác là in thăng hoa. Đúng như tên gọi in thăng hoa, khi hình ảnh được thiết kế và in trên giấy in chuyển nhiệt, sau đó, giấy in được đặt lên bề mặt vải và đưa vào máy ép nhiệt để thực hiện quá trình thăng hoa hình in. Dưới tác động của nhiệt độ cao (thường là từ 180°C đến 230°C), mực in từ giấy sẽ chuyển từ thể rắn sang thể khí và thẩm thấu sâu vào từng sợi vải để tạo thành họa tiết/hình ảnh sống động trên vải. 

Kỹ thuật in này giúp tạo ra những sản phẩm in có độ sắc nét cao, bền màu và không bị phai sau nhiều lần giặt. Tuy nhiên, điều quan trọng cần lưu ý là các loại vải in chuyển nhiệt chỉ bao gồm những loại vải có chứa thành phần sợi polyester từ 70% trở lên, vì vải cotton hoặc các loại vải tự nhiên khác không phù hợp với kỹ thuật này.

in vải chuyển nhiệt.

Các loại vải in chuyển nhiệt phổ biến

In chuyển nhiệt có thể áp dụng trên nhiều loại vải khác nhau, nhưng để đạt hiệu quả cao nhất, vải cần có tỷ lệ sợi polyester cao. Dưới đây là các loại vải in chuyển nhiệt phổ biến và phù hợp nhất cho công nghệ này:

1. Vải Nhiễn

Vải nhiễn in chuyển nhiệt (nhuyễn) là một loại vải có bề mặt mịn màng và độ co giãn tốt. Với chất liệu chính từ polyester, vải nhiễn là lựa chọn lý tưởng cho công nghệ in chuyển nhiệt nhờ khả năng hấp thụ mực tốt và duy trì độ bền màu cao.

2. Vải Mè

Vải mè là loại vải in chuyển nhiệt có đặc trưng bởi những lỗ nhỏ trên bề mặt, giúp thoáng khí và thấm hút mồ hôi tốt. Thành phần chính của vải mè thường là 100% polyester, do đó, nó cũng rất thích hợp cho in chuyển nhiệt.

vai in chuyen nhiet

3. Vải Thun Lạnh

Vải thun lạnh được dệt từ 75% polyester & 25% cotton. Chất vải rất bền, mỏng nhẹ, có độ co giãn tốt và không bị xù lông. Đây là loại vải lý tưởng cho in chuyển nhiệt vì bề mặt của nó trơn mịn, giúp mực in bám đều và giữ màu tốt.

 

4. Vải Cá Sấu

Vải này được tạo ra từ 100% sợi Polyester, nhờ vào thành phần polyester mà vải này thích hợp là vải in chuyển nhiệt, thường được sử dụng trong sản xuất áo polo, đồng phục công sở hoặc các trang phục thể thao cao cấp.

 

5. Vải Lụa Satin, Lụa Latin

Là một loại lụa pha Polyester là chất liệu kết hợp giữa sợi cotton hoặc tơ tằm tự nhiên và sợi Polyester tổng hợp với tỷ lệ pha trộn thường dao động từ 30% – 70% Polyester hoặc 90% Polyester – 10%, đã tạo ra loại vải vừa đẹp mắt, vừa bền bỉ và dễ chăm sóc.

 

6. Các loại vải Tơ

Vải in chuyển nhiệt tơ như Organza có thành phần 70% là sợi Polyester và 30% là keo. Do đó vải này khá thích hợp để in chuyển nhiệt.

vai in chuyen nhiet

7. Vải Tafta

Tafta là loại vải in chuyển nhiệt có bề mặt bóng, cứng và ít co giãn. Nhờ cấu trúc polyester, vải tafta dễ dàng bắt mực khi in chuyển nhiệt và cho ra những bản in rõ nét, sống động. Vải tafta thường được sử dụng trong sản xuất các loại váy, đầm dạ hội, và trang phục lễ hội.

 

8. Vải Chéo

Vải chéo có kết cấu chắc chắn và bền bỉ, thường được làm từ polyester hoặc sợi pha. Với độ bền cao và khả năng hấp thụ mực tốt, vải chéo rất phù hợp để in chuyển nhiệt. Các sản phẩm từ vải chéo thường là đồng phục công sở, áo khoác, hoặc trang phục bảo hộ.

vai in chuyen nhiet

9. Vải Voan

Voan là loại vải in chuyển nhiệt mỏng nhẹ, thường được làm từ sợi polyester. Nhờ đặc tính nhẹ nhàng và mềm mại, voan thường được dùng cho các sản phẩm thời trang nữ tính như váy, áo dài, hoặc khăn quàng cổ. In chuyển nhiệt trên vải voan mang lại những bản in sắc nét và giữ màu tốt.

 

10. Vải Tuyết Mưa

Tuyết mưa là loại vải dày dặn, có độ mềm mại nhưng vẫn giữ được cấu trúc chắc chắn. Với thành phần polyester, vải tuyết mưa dễ dàng bắt mực in và cho ra những sản phẩm bền đẹp khi áp dụng công nghệ in chuyển nhiệt. Loại vải này thường được sử dụng trong sản xuất trang phục công sở, váy liền hoặc các bộ suit.

 

11. Vải Chiffon

Chiffon là loại vải in chuyển nhiệt cực kỳ mỏng nhẹ, thoáng khí và thường được làm từ polyester. In chuyển nhiệt trên vải chiffon có thể tạo ra những họa tiết mềm mại, thanh thoát, phù hợp với các thiết kế thời trang nữ tính như váy maxi, áo dài hoặc các sản phẩm trang phục dự tiệc.

 

12. Vải canvas polyester

Vải in chuyển nhiệt canvas là loại vải dày dặn, bền và thường được sử dụng trong sản xuất túi xách, balo, và các sản phẩm trang trí nội thất. Với thành phần polyester cao, canvas polyester cũng có thể in chuyển nhiệt hiệu quả, giúp hình ảnh bám chắc và bền màu.

 

Tại sao các loại vải có thành phần poly cao phù hợp với in chuyển nhiệt?

In chuyển nhiệt dựa vào nguyên lý thẩm thấu mực in vào sợi vải dưới tác động của nhiệt độ cao. Mực in chuyển nhiệt chủ yếu là loại mực sublimation, có khả năng chuyển từ dạng rắn sang dạng khí khi gặp nhiệt độ, và thẩm thấu vào sợi polyester. Vì lý do này, các loại vải có thành phần sợi poly cao sẽ giúp mực in bám chặt và không bị phai màu theo thời gian.

Ngược lại, các loại vải tự nhiên như cotton, linen, hay vải sợi tre không phù hợp với in chuyển nhiệt do khả năng bám màu kém. Mực in chuyển nhiệt không thể thẩm thấu vào các loại sợi tự nhiên, dẫn đến hình ảnh không bền, dễ bị phai màu hoặc bong tróc sau vài lần giặt.

Vì vậy, để đảm bảo chất lượng in, cần sử dụng các loại vải in chuyển nhiệt có tỷ lệ polyester từ 70% trở lên, như polyester nguyên chất, poly-spandex, và nylon.

Xem thêm video in trực tiếp lên vải sợi tự nhiên bằng công nghệ in kỹ thuật số: Tại đây

vai in chuyen nhiet

Ưu điểm của in chuyển nhiệt trên các loại vải poly cao

Khi sử dụng các loại vải in chuyển nhiệt có thành phần sợi poly cao, công nghệ in chuyển nhiệt mang lại nhiều ưu điểm vượt trội:

  • Chất lượng hình ảnh sắc nét

Hình ảnh in chuyển nhiệt có độ phân giải cao lên đến 1800 DPI, hình ảnh có chiều sâu, màu sắc rực rỡ và chi tiết rõ nét, đặc biệt là trên các loại vải polyester cao.

  • Độ bền màu cao

Hình ảnh in trên vải poly cao có khả năng chống phai màu sau nhiều lần giặt. Điều này làm tăng tuổi thọ sản phẩm, đặc biệt là các sản phẩm thời trang, đồng phục, và quần áo thể thao chịu tác động trực tiếp của ánh nắng mặt trời

  • Thân thiện với môi trường

Mực in chuyển nhiệt chủ yếu là mực gốc nước, ít gây hại cho môi trường hơn so với các loại mực in truyền thống. Công nghệ này cũng không yêu cầu sử dụng hóa chất độc hại trong quá trình in, góp phần vào xu hướng “xanh hóa” trong ngành thời trang hiện đại.

  • Khả năng cá nhân hóa cao

In chuyển nhiệt có thể in được các họa tiết khó, có độ phức tạp cao như hình ảnh, tranh… Điều đó mở ra cơ hội sáng tạo không giới hạn cho các nhà thiết kế.

vai in chuyen nhiet

Nhược điểm của in chuyển nhiệt

Mặc dù có nhiều ưu điểm, in chuyển nhiệt vẫn tồn tại một số hạn chế:

Công nghệ này không phù hợp với các loại vải tự nhiên như cotton, linen,, ramie, bamboo, muslin… do khả năng thẩm thấu mực chuyển nhiệt kém.

In chuyển nhiệt là một công nghệ in tiên tiến, mang lại hình ảnh sắc nét, bền màu và có ứng dụng đa dạng trong nhiều ngành công nghiệp. Tuy nhiên, để đảm bảo chất lượng in, cần lựa chọn các loại vải in chuyển nhiệt có thành phần polyester từ 70% trở lên. Hy vọng bài viết hữu ích dành cho bạn.

5/5 (4)

Thực hiện bởi: In Vải Đăng Quang