In chuyển nhiệt lên vải là một trong những công nghệ in vải có thành phần polyester hiện đại và được nhiều đơn vị thời trang và dệt may lựa chọn. Sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội, phương pháp in này không chỉ mang lại hình ảnh sắc nét, bền màu mà còn giúp tiết kiệm chi phí cũng như thời gian sản xuất. Để hiểu rõ hơn về công nghệ in chuyển nhiệt, mời bạn cùng In Vải Đăng Quang cùng khám phá bài viết dưới đây.
In chuyển nhiệt lên vải là gì?
In chuyển nhiệt lên vải hay in chuyển nhiệt (Thermal Transfer Printing) là phương pháp in vải sử dụng nhiệt độ cao để làm thăng hoa hình in từ giấy in (phôi in) lên bề mặt vải. Quá trình này thường được thực hiện bằng máy ép nhiệt, giúp chuyển hình ảnh, logo, hoặc họa tiết từ giấy in chuyên dụng sang vải, để tạo thành những tấm vải ưng ý.
Điểm nổi bật của in chuyển nhiệt là mực in có khả năng thấm sâu vào các sợi vải, thay vì chỉ nằm trên bề mặt như các phương pháp in truyền thống khác. Điều này giúp hình ảnh có độ bền cao, không bị phai màu hay bong tróc sau nhiều lần giặt. Công nghệ này phù hợp với các loại vải có chứa thành phần sợi polyester cao, thường là trên 70%.
In chuyển nhiệt cũng có thời gian in nhanh, quy trình in ấn tinh gọn. Nếu bạn sản xuất đơn hàng dưới 1 nghìn mét có thể lấy vải sản xuất luôn trong 8h làm việc, còn đối với đơn hàng trên 1 nghìn mét, bạn sẽ lấy vải sản xuất trong 24h.
Quy trình in chuyển nhiệt lên vải
Quy trình in chuyển nhiệt lên vải bao gồm … bước đơn giản nhưng hiệu quả.
-
Bước 1: Chuẩn bị thiết kế
Đầu tiên, cần chuẩn bị mẫu thiết kế có thể là hình ảnh, logo, hoặc các họa tiết đồ họa về hoa lá, cây, hình con vật ngộ nghĩnh… trên các phần mềm như Ai hay Photoshop…, sau đó được chuyển thành các file kỹ thuật số để tích hợp với hệ thống máy in. Để có được họa tiết mong muốn, khách hàng có thể tự thiết kế hoặc đưa ra ý tưởng để đơn vị cung cấp dịch vụ in phát triển theo yêu cầu.
-
Bước 2: In lên giấy chuyển nhiệt (in phôi)
Sau khi có mẫu thiết kế, hình ảnh sẽ được in lên giấy in chuyển nhiệt chuyên dụng, hình thức này còn được gọi bằng tên khác là in phôi.
-
Bước 3: Ép nhiệt lên vải
Vải sẽ được kiểm tra kỹ lưỡng bằng máy kiểm vải để phát hiện các vấn đề kỹ thuật như rút sợi, bẩn, mốc vải, thiếu vải… Sau đó, giấy in chuyển nhiệt lên vải sẽ được đặt lên bề mặt vải cần in và đưa vào máy ép nhiệt có nhiệt độ cao (khoảng 180-230 độ C) để thực hiện quá trình ép hình ảnh từ giấy sang vải. Quá trình này còn được gọi là quá trình thăng hoa hình in, bởi bản chất là dùng nhiệt độ cao để chuyển mực in chuyển từ thể rắn sang thể khí, sau đó thấm sau vào bề mặt vải. Khi mực thấm sang bề mặt vải thì nhiệt độ đó còn có tác dụng sấy khô vải để cố định hình in và màu sắc của họa tiết.
-
Bước 4: Kiểm tra và hoàn thiện
Vải ép xong sẽ được để nguội và kiểm tra một lần nữa về số lượng mét, màu sắc, độ mềm mại… sau đó đóng gói và giao đến tận tay khách hàng.
Các loại vải phù hợp với in chuyển nhiệt
Mặc dù in chuyển nhiệt lên vải có thể tạo ra những sản phẩm in đẹp mắt, tuy nhiên công nghệ này không phù hợp với tất cả các loại vải. Để đạt được kết quả tốt nhất, vải in cần có thành phần sợi polyester từ 70% trở lên. Điều này giúp mực in lên màu tốt và bám chắc vào các sợi vải và tạo ra hình ảnh rõ nét, bền màu vượt thời gian.
-
Vải có thành phần 100% polyester
Đây là loại vải lý tưởng nhất cho in chuyển nhiệt. Với khả năng chịu nhiệt tốt, sợi polyester cho phép mực in thấm sâu vào các sợi vải, mang lại hình ảnh rõ ràng và bền màu.
-
Vải tổng hợp
Đây là loại vải tổng hợp, kết hợp giữa polyester và spandex và một thành phần sợi khác. Vải này thường được sử dụng trong quần áo thể thao và đồ bơi, trong đó sợi polyester cũng phải đạt ít nhất 70% trở lên
-
Vải polyester và cotton
Đây là loại vải kết hợp giữa sợi polyester và sợi cotton. Tuy nhiên, để đảm bảo kết quả in tốt nhất, tỉ lệ polyester trong vải phải đạt ít nhất 70%. Nếu lượng cotton quá nhiều, hình ảnh in sẽ không rõ nét và dễ bị phai màu.
Ưu điểm của in chuyển nhiệt lên vải
Công nghệ in chuyển nhiệt lên vải có nhiều ưu điểm nổi bật, khiến nó trở thành lựa chọn hàng đầu của nhiều doanh nghiệp trong ngành thời trang và dệt may. Dưới đây là một số ưu điểm nổi bật của in chuyển nhiệt.
- Hình ảnh sắc nét: In chuyển nhiệt lên vải cho phép tạo ra hình ảnh có độ phân giải cao, có chiều sâu, màu sắc sống động và rõ nét. Công nghệ này đặc biệt phù hợp cho những thiết kế phức tạp, nhiều chi tiết, màu sắc khó cần độ tươi sáng, bóng mượt như: đỏ đậm, cam đậm, xanh đậm, đen đậm, màu chuyển sắc…
- Độ bền màu cao: Nhờ vào khả năng thẩm thấu sâu vào từng sợi vải, hình ảnh in không bị bong tróc hay phai màu sau nhiều lần giặt, giúp sản phẩm giữ được tính thẩm mỹ lâu dài.
- Không giới hạn màu sắc: In chuyển nhiệt không bị giới hạn về màu sắc. Sử dụng hệ màu CMYK, máy in được không gian màu rộng, tự động tái tạo được hàng nghìn màu sắc chính xác giống với thiết kế. Điều này cho phép các nhà thiết kế thỏa mãn sáng tạo với nhiều thiết kế độc đáo và đa dạng.
- Tiết kiệm chi phí: Quá trình in chuyển nhiệt đơn giản và nhanh chóng, cùng với sự phát triển của công nghệ và quy trình làm việc tối ưu, in chuyển nhiệt đang là công nghệ in vải có giá cạnh tranh nhất.
Một số hạn chế của công nghệ in chuyển nhiệt lên vải
Bên cạnh những ưu điểm, in chuyển nhiệt cũng có một số hạn chế cần lưu ý:
- Giới hạn về loại vải: Như đã đề cập, công nghệ in chuyển nhiệt chỉ hoạt động hiệu quả trên các loại vải có thành phần polyester cao. Đối với các loại vải như vải cotton 100%, vải ramie, vải linen, vải bamboo… in chuyển nhiệt không mang lại kết quả tốt.
- Khả năng chịu nhiệt: Một số loại vải có khả năng chịu nhiệt kém như vải nylon… có thể bị biến dạng hoặc hỏng hóc trong quá trình ép nhiệt. Do đó, việc chọn đúng loại vải là điều cực kỳ quan trọng để đảm bảo chất lượng sản phẩm in.
Ứng dụng của in chuyển nhiệt lên vải trong ngành công nghiệp thời trang
Công nghệ in chuyển nhiệt lên vải đã và đang được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau, đặc biệt là trong ngành thời trang. Một số mặt hàng thường sử dụng công nghệ in chuyển nhiệt như:
- Thời trang thể thao: Đồ thể thao như áo bóng đá, bóng truyền, cầu lông, pickleball, golf, bơi… thường được in bằng công nghệ in chuyển nhiệt để đảm bảo độ bền và không bị phai màu sau nhiều lần giặt, đặc biệt là độ bền màu khi sử dụng trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời.
- Thời trang thiết kế nam/nữ/trẻ em/trung niên: Các loại sản phẩm: váy, đầm, sơ mi nam/nữ… thường sử dụng các loại vải như: vải chéo, chiffon, voan, tuyết mưa, mango… có thành phần poly cao
- Thời trang Pijama mặc nhà: Ngoài đồ mặc nhà làm từ vải cotton thì thời trang Pijama làm từ lụa latin, satin, lụa tổng hợp… cũng là một trong những loại vải sử dụng dụng công nghệ in chuyển nhiệt hiệu quả.
- Thời trang áo dài: Áo dài cũng là sản phẩm đại diện cho công nghệ in chuyển nhiệt với các loại vải như: Voan, tơ óng, Organza, lụa satin, latin, tơ xước, lụa ngọc trai, vải chéo, mango …
Xem thêm video in trực tiếp lên vải sợi tự nhiên Tại đây
In chuyển nhiệt lên vải là một phương pháp in ấn tiên tiến, mang lại nhiều lợi ích vượt trội về chất lượng hình ảnh, độ bền màu và chi phí sản xuất. Với sự phát triển không ngừng của ngành công nghiệp thời trang và nhu cầu cá nhân hóa sản phẩm, công nghệ này đang ngày càng trở nên phổ biến và được nhiều doanh nghiệp lựa chọn. Tuy nhiên, để đạt được kết quả in ấn tốt nhất, việc lựa chọn đúng loại vải và đơn vị in là điều vô cùng quan trọng. Bởi chất lượng in còn quyết định bởi máy in sử dụng hệ 4 màu mực hay 8 màu mực, có bao nhiêu đầu phun, sử dụng nguyên vật tư đạt chuẩn hay thông thường…
Để có chất lượng in tốt nhất, bạn nên lựa chọn đơn vị in chuyển nhiệt lên vải có hệ thống máy móc hiện đại, quy trình làm việc chuyên nghiệp, đội ngũ nhân viên tận tâm và trách nhiệm, theo đó là kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực in vải cũng là yếu tố bạn nên xem xét. Hy vọng bài viết này hữu ích dành cho bạn.
Thực hiện bởi: In Vải Đăng Quang